Phong cách thiết kế Đông Dương (Indochine) – Những điều bạn chưa biết

Phong cách thiết kế Đông Dương (Indochine) chỉ mới xuất hiện hơn 2 thế kỷ nhưng đã khẳng định tên tuổi của mình. Chúng được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp và tính ứng dụng trong đời sống. Hãy cùng Binba Decor tìm hiểu tất tần tật về phong cách này ngay trong bài viết dưới đây nhé. Chắc hẳn bạn sẽ yêu thích khi hiểu kỹ hơn về chúng đấy.

Phong cách thiết kế Đông Dương là gì?

Phong cách thiết kế Đông Dương (Indochine style) là một phong cách thiết kế được hình thành trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Đây là sự kết hợp, giao thoa tinh tế và đặc sắc giữa 2 nền văn hóa Đông – Tây. Tưởng chừng sự khác biệt trong văn hóa, thiết kế không thể dung hòa với nhau nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Một phong cách mới phù hợp với thẩm mỹ, văn hóa, cảnh quan, điều kiện khí hậu bản địa đã được ra đời.

phong cách thiết kế đông dương 1
Căn nhà được thiết kế theo phong cách Đông Dương. Không gian rộng rãi, thoáng mát. Trần nhà nâng cao kết hợp cùng cửa sổ mở để mang thêm gió, không khí mát mẻ vào nhà

Nguồn gốc của phong cách thiết kế Đông Dương

Phong cách thiết kế Đông Dương được người Pháp sáng tạo ra. Trong quá trình xâm chiếm thuộc địa ở các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), Pháp đã mang kiến trúc hào hoa của nước mình kết hợp cùng văn hóa bản địa mỗi nước. Do văn hóa bản địa nơi đây có sự khác biệt bởi sức ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc (đến Việt Nam) và Ấn Độ (đến Lào, Campuchia) nên phong cách Indochine không có sự đồng nhất giữa các nước.

Trong bài viết này, Binba Decor sẽ tập trung vào phong cách Đông Dương tại Việt Nam.

Sự phát triển của phong cách thiết kế Đông Dương

Kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam ban đầu chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Với tôn giáo chính là đạo Hồi, các thiết kế bấy giờ có sự hiện diện đặc trưng của nền văn minh Ấn Độ. Những bức tượng Chăm Pa, các hình trang trí, chạm khắc trên cột, tường xuất hiện dày đặc. Và đặc biệt, các công trình dùng gạch nung thô, kết hợp với vôi, mật mía để làm chất kết dính.

Theo dòng thời gian, văn hóa Trung Quốc phủ khắp Việt Nam. Từ thiết kế, màu sắc, chất liệu, trang trí…đều có sự biến chuyển rõ rệt. Hàng loạt công trình kiến trúc đình, chùa, đặc biệt là ở miền Bắc thể hiện rõ điều này.

Cuối thế kỷ 18, cuộc xâm lược của thực dân Pháp đang mang theo làn gió kiến trúc mới mẻ đến Việt Nam. Các công trình mang phong cách tân cổ điển kết hợp với những đặc điểm của phong cách Đông Dương đã để lại những công trình vượt thời gian. Không ít trong những số đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở Tp.HCM như nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, nhà hát lớn…

phong cách thiết kế đông dương 2
Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng cho vẻ đẹp của phong cách thiết kế Đông Dương. Nó đã trở trành biểu tượng văn hóa của Sài Gòn

Đặc điểm phong cách thiết kế Đông Dương

Về tổng quan kiến trúc

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều nên kiến trúc có sự biến đổi phù hợp. Phong cách thiết kế Đông Dương chú ý đến xử lý phần mái, tường, cửa…

+ Thiết kế phần mái: Thường dùng mái ngói truyền thống của dân tộc Việt Nam. Độ dốc của mái lớn nhằm dễ dàng thoát nước mỗi khi mùa mưa đến. Các thanh dầm, xà nhà đỡ mái được làm bằng gỗ. Ngày nay có thể dùng kim loại để thay thế khi giá thành gỗ khá đắt đỏ.

+ Thiết kế tường: Tường dày 2 lớp nhằm ngăn cản sự truyền nhiệt. Giúp chống nóng mùa hè và chống lạnh mùa đông. Tường gạch trát vữa, sơn nước phủ bên ngoài.

+ Thiết kế hành lang: Kiến trúc Đông Dương thường xây dựng một hành lang chạy dọc theo căn nhà để tạo chiều sâu cho không gian. Bên cạnh đó tạo lối đi cũng như dẫn gió làm mát ngôi nhà.

phong cách thiết kế đông dương 3
Mái chùa được uốn cong cùng những nét cham trổ đặc trưng của phong cách Indochine

Chất liệu thiết kế

Chất liệu dùng cho thiết kế phong cách Đông Dương chủ yếu xuất phát từ thiên nhiên. Gỗ, tre, nứa, gạch…

+ Gỗ với đặc tính bền chắc đồng thời mang hơi hướng sang trọng nên rất được ưa chuộng. Chúng thể hiện cho sự giàu có của gia chủ trong những ngôi nhà cổ xưa. Gỗ dùng cho hầu hết các chi tiết trong công trình. Từ hệ thống kết cấu, khung mái, vì kèo, cột đỡ cho đến cửa chính, cửa sổ, nội thất. Ngày nay, gỗ còn dùng để lót nền tạo sự sang trọng cho cả không gian.

phong cách thiết kế đông dương 8
Những cánh cửa gỗ ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc hiện thường thấy tại các công trình kiến trúc cổ. Chúng cho phép đón nắng, gió vào nhà một cách dễ dàng. Đồng thời có thể tùy chỉnh lượng nắng linh động.

+ Tre, nứa, mây có tính mềm, dẻo và chống mối mọt. Hơn nữa, tre là loại vật liệu rẻ, dễ tìm kiếm ở khắp Việt Nam. Đó là lí do chúng được sử dụng để làm đồ trang trí cho công trình. Các vật dụng, gia cụ, đồ trang trí bằng chất liệu tự nhiên thường được thấy tại các công trình phong cách Đông Dương. Giỏ mây, ghế mây, rổ rá tre, vách ngăn bằng tre…là một phần trong văn hóa của Việt Nam.

+ Gạch bông lát nền, trang trí. Gạch bông được xem như một nét đặc trưng của phong cách thiết kế Đông Dương. Sự đa dạng về màu sắc, mẫu mã, họa tiết khiến cho gạch bông mang một vẻ đẹp đặc trưng. Chúng tạo nên ấn tượng thị giác và đầy tính nghệ thuật. Gạch bông có độ bền cao, thấm hút nước tốt, không trơn trượt nên rất thích hợp cho thời tiết tại Việt Nam.

phong cách thiết kế đông dương 4
Gạch bông là nét đặc trưng không thể lẫn của phong cách Indochine. Dù bạn sử dụng ít hay nhiều, chúng đều mang lại hiệu quá đáng kinh ngạc.

Màu sắc thiết kế

Phong cách thiết kế Đông Dương sử dụng màu trung tính như vàng nhạt, kem, trắng…để thích hợp với khí hậu của Việt Nam. Các màu này được phối hợp từ màu tường, màu nội thất, màu đồ trang trí… Chúng tạo nên cảm giác giản dị, gần gũi và thân thiện với thiên nhiên.

Tông màu vàng cũng tạo cảm giác ấm cúng cho không gian sinh hoạt. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp một số không gian với tông màu nóng như cam, đỏ để tạo ấn tượng thị giác mạnh mẽ.

phong cách thiết kế đông dương 5
Màu vàng ấm là tông màu phổ biến nhất của phong cách thiết kế Indochine. Bên cạnh đó, màu đỏ hoặc cam được dùng điểm xuyết tạo điểm nhấn cho không gian.

Họa tiết và đồ trang trí

Các loại hoa văn, họa tiết dùng trong phong cách thiết kế Đông Dương với những đường nét mềm mại, hoa lá uốn lượn đặc trưng. Các họa tiết này được xử lý khéo léo cho phần sàn, tường, trần nhà, vách ngăn… nhằm tôn lên vẻ đẹp văn hóa phương Đông. Chúng tạo được hiệu quả thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật rất cao.

Tiêu biểu một số họa tiết thường thấy nhất như:

+ Họa tiết hình đồng tiền cổ có lỗ hình vuông.

+ Họa tiết chữ công, chữ vạn bằng hán tự cách điệu, gấp khúc vào nhau.

+ Họa tiết hoa lá, lấy hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai hoặc hoa sen làm chủ đề chính.

Đối với đồ trang trí, các bức tranh, phù điêu hoặc tượng được ưa chuộng. Những bức tranh lấy chủ đề tứ quý, linh thú, các biểu tượng phật giáo.

phong cách thiết kế đông dương 7
Một chiếc đèn bàn dùng tre đan thành chụp đèn. Vừa có tác dụng trang trí mà vẫn đảm bảo công dụng của nó.

Ứng dụng phong cách thiết kế Đông Dương vào nhà hàng, quán cafe, homestay

Ngày nay, bên cạnh những công trình mang phong cách hiện đại, trẻ trung, không ít quán cafe, nhà hàng chọn phong cách Đông Dương làm đặc trưng cho mình. Không thể phủ nhận nét đẹp tinh tế của phong cách này. Chúng đưa khách hàng đến một không gian hoài niệm, cổ xưa. Hãy thử một lần hóa thân thành cậu ấm, cô chiêu, hòa mình vào nếp sống xưa, bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị.

Hãy cùng khám phá quán cafe DL History – Đà Lạt với thiết kế Đông Dương cận hiện đại. Công trình do Binba Decor thiết kế và thi công hoàn thiện.

phong cách thiết kế đông dương cafe
Với phong cách Đông Dương cận hiện đại, khu vực quầy bar và khu chờ được thiết kế theo hướng hiện đại mang vẻ phóng khoáng. Quán giữ được màu vàng đặc trưng, vừa đẹp mắt, vừa sang trọng

 

phong cách thiết kế đông dương cafe
Khung cửa vòm bo tròn đặc trưng của phong cách Indochine. Sàn nhà lát gạch họa tiết trang trí đậm chất Đông Dương
phong cách thiết kế Đông Dương
Bàn, ghế nội thất gỗ với kiểu dáng thiết kế độc quyền. Vừa mang lại sự êm ái, thoải mái khi sử dụng vừa không làm mất đi phong cách quán xây dựng
phong cách thiết kế đông dương cafe
Một phần tường và trần nhà ốp gỗ nâu. Mảng tường còn lại ốp gạch thô làm toát lên hơi thở của phong cách Đông Dương. Nền gạch bông màu cam tô điểm cho không gian thêm bắt mắt
phong cách thiết kế đông dương cafe
Bức vách phân chia không gian được ốp giả ngói trang trí thêm bắt mắt.

Trên đây là những chia sẻ về phong cách thiết kế Đông Dương (Indochine) của Binba Decor. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn mới về phong cách này. Nếu bạn cũng thích một không gian hoài niệm như vậy, hãy liên hệ với Binba Decor để được tư vấn nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn có một không gian sống hoàn hảo.

Thông tin chi tiết để nhận tư vấn miễn phí:

Địa chỉ: 107 Dân Chủ, Phường Bình Thọ, Thủ Đức, Tp HCM
Xưởng sản xuất: 989/24 tỉnh lộ 43, KP2, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức.
Hotline: 090.111.33.22
Email: lienhe@binbadecor.vn
Web:https://binbadecor.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/BinbaDecor/

Tìm hiểu thêm một số phong cách thiết kế thịnh hành khác trong link dưới đây: